Kết nối cố vấn cho dự án và ý tưởng khởi nghiệp – Hue Mentoring Network
Ngày cập nhật 05/11/2020

Chiều 4/11, Viện Nghiên cứu và Phát triển Thừa Thiên Huế phối hợp với Trung tâm Khởi nghiệp Đổi mới sáng tạo(KNĐMST) - Đại học Huế và các đối tác đã tổ chức chương trình kết nối cố vấn cho dự án và ý tưởng khởi nghiệp - HUE MENTORING NETWORK. Nhằm khẳng định vai trò cố vấn trong hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, để truyền cảm hứng và thúc đẩy hành động với các dự án.

Tham dự hội thảo, về phía lãnh đạo tỉnh có ông Phan Thiên Định - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế, đại diện các sở, ban ngành. Về phía các chuyên gia, có sự tham dự của bà Ngô Hồng Điệp - Giám đốc WISE impact (Sáng kiến hỗ trợ phụ nữ kinh doanh và khởi nghiệp), bà Phạm Thị Mỹ Lệ - CEO L&A Holding, ông Trương Thanh Tùng - Phó Chủ tịch Hội đồng Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Quốc gia, ông Hoàng Kim Toản - Giám đốc Trung tâm KNĐMST Đại học Huế cùng với các chuyên gia về tư vấn đầu tư, kinh tế khởi nghiệp.

network1.gif

Phó Chủ tịch Phan Thiên Định phát biểu khai mạc hội thảo

Hội thảo diễn ra với các nội dung chính như: Vai trò của cố vấn trong hệ sinh thái thúc đẩy & phát triển khởi nghiệp đổi mới sáng tạo (Tổ chức Sáng kiến hỗ trợ Phụ nữ khởi nghiệp và kinh doanh - WISE), phiên tiếp cận & tìm hiểu giữa cố vấn và các dự án/ý tưởng khởi nghiệp (Meet-up session), chia sẻ về hệ thống cố vấn 1n1 (Bà Phạm Thị Mỹ Lệ, Tập đoàn Le & Associates). Chia sẻ về chương trình cố vấn của các đơn vị: Hội đồng cố vấn khởi nghiệp sáng tạo quốc gia, Trung tâm KNĐMST Đại học Huế, CoPlus, Cộng đồng Khởi nghiệp Huế. Phát biểu tại hội thảo, bà Phạm Thị Mỹ Lệ chia sẻ: “đến với hội thảo này, tôi mong muốn rằng có thể lan tỏa được những cách làm mà tôi nghĩ là đúng, đã thành công” đồng thời cảm ơn sự quan tâm, tạo điều kiện của lãnh đạo tỉnh.

Sau mỗi nội dung, khán giả trực tiếp giao lưu với chuyên gia thông qua các câu hỏi và tình huống cụ thể. Ngoài ra, còn đưa ra những lý giải, cách nhìn nhận vấn đề của mình

Đến phần thảo luận và trao đổi, các MENTOR và MENTEE được chia thành 8 nhóm tương ứng với mỗi lĩnh vực khác nhau gồm: Chính sách, Marketing & Truyền thông, Tài chính & kế toán, Mô hình và chiến lược kinh doanh, Dịch vụ hỗ trợ khởi nghiệp, Công nghệ, Du lịch & dịch vụ, cuối cùng là nhóm Giảng viên đại học. Mỗi nhóm MENTEE có 7 phút để gặp gỡ, nói chuyện và kết nối với các chuyên gia trong mỗi lĩnh vực cụ thể. Qua đó MENTEE có thể tìm được MENTOR phù hợp với mình. Nhờ đó có thể giải đáp và tư vấn cho những vấn đề khó khăn mà các MENTEE gặp phải trong quá trình khởi nghiệp.Trên cơ sở chia sẻ những kinh nghiệm thông qua quá trình MENTORING, cả MENTOR và MENTEE có cơ hội học hỏi lẫn nhau, phát triển bản thân, tạo thành thói quen và hình thành các kỹ năng khởi nghiệp.

Một số hình ảnh tại hội thảo:

network4.jpg

network5.jpg

network3.jpg

network2.gif

 

NH - XK
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
TP HCM Startup sử dụng năng lượng xanh có lợi thế khi xuất khẩu vào các thị trường lớn với yêu cầu trách nhiệm cộng đồng bên cạnh chất lượng, giá cả, theo lãnh đạo VCCI.  
Chương trình kế hoạch liên kết hợp tác
Với chủ đề "Đổi mới sáng tạo - Phát triển bền vững", sự kiện Kết nối công nghệ và Đổi mới sáng tạo Việt Nam (Techconnect and Innovation Vietnam 2023) là cầu nối thúc đẩy hợp tác đầu tư, nghiên cứu ứng dụng, phát triển công...
Câu chuyện khởi nghiệp thành công