Tập huấn cho các nhóm tham dự cuộc thi Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2020
Ngày cập nhật 31/10/2020

Sáng 31/10, tại Trung tâm Học liệu Đại học Huế đã diễn ra buổi tập huấn cho các nhóm tham dự cuộc thi khởi nghiệp đổi mới sáng tạo (KNĐMST) tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2020. Tham dự buổi tập huấn có TS. Hồ Thắng – Giám đốc Sở KH&CN; TS. Hoàng Kim Toản – Giám đốc Trung tâm KNĐMST - Đại học Huế; ông Trần Anh Tuấn – CEO của công ty The Pathfinder (Consulting); cùng với hơn 40 học viên là đại diện các dự án tham dự cuộc thi KNĐMST năm nay.

TS. Hồ Thắng, Giám đốc Sở KH&CN phát biểu tại buổi tập huấn

Phát biểu chỉ đạo tại lớp Tập huấn, TS. Hồ Thắng đề cao tinh thần khởi nghiệp của các cá nhân và tổ chức trên địa bàn tỉnh. Cuộc thi năm nay chứng kiến sự phát triển về chất cũng như về lượng, ý tưởng của các dự án mang tính khả thi rất lớn, có khả năng phát triển nhanh chóng sau này nhờ sự tự nỗ lực và chấp cánh của chính quyền địa phương. Căn cứ vào mức độ của các dự án mà ban tổ chức cuộc thi sẽ cân nhắc nâng thêm số lượng lọt vòng chung kết.

TS. Trần Anh Tuấn truyền đạt kiến thức tại buổi tập huấn

Tại buổi tập huấn, CEO của The Pathfinder – ông Trần Anh Tuấn đã truyền đạt những kiến thức cốt lõi của hoạt động khởi nghiệp như: Vì sao phải KNĐMST; ĐMST những gì cho khởi nghiệp; Làm thế nào để ĐMST cho doanh nghiệp; Các tiêu chí, nhân tố quan trọng trong cuộc thi KNĐMST...

Ông Tuấn cũng đánh giá rất cao năng lực KNĐMST của các dự án trên địa bàn tỉnh, những tấm gương thành công của người Huế được vị chuyên gia đề cập nhằm truyền lửa cho cuộc thi năm nay. Các học viên tham dự tập huấn lần này đại diện cho nhiều mô hình khởi nghiệp, như khởi nghiệp bằng khoa học công nghệ, tài nguyên bản địa... ngoài ra, các thành viên trong mạng lưới cố vấn khởi nghiệp cũng có mặt để chia sẻ kinh nghiệm cho các dự án mới tham gia lần đầu trong cuộc thi này.

Lớp tập huấn diễn ra cả ngày trong không khí sôi nổi, đại diện chủ các dự án và chuyên gia lần lượt trao đổi, đặt ra từng vấn đề trong quá trình khởi nghiệp để giải quyết. Cũng tại buổi tập huấn, Sở KH&CN đã công bố 30 dự án được lọt vào vòng chung kết của cuộc thi KNĐMST năm nay, đồng thời hướng dẫn từng chủ đề cụ thể của cuộc thi.

Toàn cảnh buổi tập huấn

Tại buổi tập huấn BTC đã công bố 30 ý tưởng vào bán kết gồm: AIQuant – Hệ thống phân tích dữ liệu thông minh tự động AI; Nghiên cứu, sản xuất và thương mại hóa sản phẩm vữa chống thấm gốc xi măng – polyme hai thành phần, bằng sự kết hợp cơ chế đóng rắn của xi măng portland với xi măng polime vô cơ, đồng thời bố sung một số phụ gia chống thâm và polyme hữu cơ; Café thức uống tự động và trải nghiệm mới; Ứng dụng công nghệ in nhuộm kỹ thuật số thiết kế - sản xuất vải áo dài và phụ kiện đi kèm; Ăn sập Huế; Xeke.vn – Dự án Xe ké – App thuê xe đường dài; E STARUP - Ứng dụng Mô hình nền kinh tế chia sẻ làm thang đánh giá starup – Câu chuyện hành trình khởi nghiệp – Huy động nguồn lực vốn xã hội hỗ trợ Cộng đồng doanh nhân – doanh nghiệp khởi nghiệp ĐMST; Grubity; tMonitor – Hệ thống thông minh giám sát chất lượng không khí thơi gian thực; Dân ca Huế trong Hòa tấu cổ điển; Ứng dụng SimUniCon “Nền tảng tăng cường sự kết nối nhằm thúc đẩy phát triển nền kinh tế trao đổi Địa phương”; Phát triển tiềm năng trẻ; ytetoandan.net – Mạng thông tin y tế cho người Việt; Virelic - Ứng dụng du lịch thông minh; Ứng dụng Mobile “Hue-Trippal”; Tranh hoa giấy MAYPAPERFLOWER phát triển bền vững cùng với Huế; Sản xuất dung dịch vệ sinh phụ nữ từ hỗn hợp nano Ag, nano Curcumin có bổ sung tinh chất Lô hội nhằm phòng và trị bệnh viêm âm đạo; Đất trồng hữu cơ Green City; Hệ sinh thái Du lịch dựa vào cộng đồng và phát huy các giá trị tài nguyên bản địa tại huyện Nam Đông, tỉnh Thừa Thiên Huế; Sản xuất khay đựng trứng từ bèo lục bình; Thành lập Trung tâm kinh đô áo dài Huế; Ứng dụng công nghệ sinh học sản xuất phân hữu cơ từ rơm và vỏ trấu để trồng rau mầm sạch; Bảo tổn chuối già lùn bản địa (PÊQ TAPÊ); Bảo tồn, phát triển nghề dệt dèng gắn với Du lịch cộng đồng Tà Ôi; Phôi phục Men Piềng Mà Nứi Cơ Tu; Chuỗi du lịch Home stay Mê ly tham quan nhà vườn rau sạch và các loại hoa lồng ghép bảo tồn thiên nhiên; Nâng cao giá trị kinh tế và thương mại hóa các sản phẩm từ cây Atiso đỏ tại Thừa Thiên Huế; Phát triển các sản phẩm hàng hóa từ cây Sâm cau (Curculigo orchioides) mang thương hiệu Huế; Phát triển sen Huế gắn với phát triển chuỗi giá trị và du lịch sinh thái tại làng cổ Phước Tích; May Ba lô, túi vải tái chế bảo vệ môi trường.

NH - XK
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
TP HCM Startup sử dụng năng lượng xanh có lợi thế khi xuất khẩu vào các thị trường lớn với yêu cầu trách nhiệm cộng đồng bên cạnh chất lượng, giá cả, theo lãnh đạo VCCI.  
Chương trình kế hoạch liên kết hợp tác
Với chủ đề "Đổi mới sáng tạo - Phát triển bền vững", sự kiện Kết nối công nghệ và Đổi mới sáng tạo Việt Nam (Techconnect and Innovation Vietnam 2023) là cầu nối thúc đẩy hợp tác đầu tư, nghiên cứu ứng dụng, phát triển công...
Câu chuyện khởi nghiệp thành công