Tiếp lửa cho đồng bào dân tộc thiểu số, thanh niên nông thôn khởi sự kinh doanh và khởi nghiệp đổi mới sáng tạo
Ngày cập nhật 30/11/2022

Tận dụng tiềm năng, tài nguyên bản địa, lợi thế vùng dân tộc thiểu số và miền núi để khởi sự kinh doanh khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, thu hút nguồn lực đầu tư tại vùng có điều kiện kinh tế khó khăn. Bước đầu tạo ra công việc làm cho người dân, rút ngắn khoảng cách mức sống, giảm nghèo nhanh và bền vững là một trong những mục tiêu chính của Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế.

Toàn cảnh lớp Tập huấn

Nhằm tiếp lửa cho đồng bào dân tộc thiểu số, thanh niên nông thôn tham gia trực tiếp vào hoạt động sản xuất, kinh doanh trên địa bàn, sáng ngày 29/11/2022, Sở Khoa học và Công nghệ (KH&CN) đã tổ chức lớp “Tập huấn khởi sự kinh doanh thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi năm 2022” tại huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế.

Mục tiêu của lớp Tập huấn nhằm nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của khởi nghiệp đổi mới sáng tạo trong phát triển kinh tế - xã hội của vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Qua đó, tạo động lực thúc đẩy phong trào và tinh thần khởi nghiệp, khởi sự kinh doanh trong đồng bào dân tộc thiểu số dựa trên tiềm năng, thế mạnh và nguồn tài nguyên sẵn có tại địa phương, tạo ra công ăn việc làm và thu nhập ổn định kết hợp với bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa, tri thức truyền thống của cộng đồng các dân tộc thiểu số.

Tại lớp Tập huấn, ông Hồ Thắng – Giám đốc Sở KH&CN đã trình bày Chuyên đề “Chiến lược phát triển tài sản trí tuệ gắn với phát triển các sản phẩm chủ lực địa phương”, theo đó ông Hồ Thắng đã chia sẻ cụ thể những định hướng phát triển tài sản trí tuệ, các kỹ năng quản trị tài sản trí tuệ và bảo vệ tài sản trí tuệ; cách thức phát triển tài sản trí tuệ gắn với phát triển chuỗi giá trị các sản phẩm chủ lực của huyện A Lưới.

Ông Hồ Thắng – Giám đốc Sở KH&CN chia sẻ tại lớp Tập huấn

Tiếp đến, các khách mời chuyên gia đã cung cấp, truyền tải các kiến thức cơ bản về khởi sự kinh doanh gắn với phát triển và quản trị tài sản trí tuệ; các kỹ năng cơ bản về khởi sự doanh nghiệp; lựa chọn cơ hội kinh doanh; thị trường tiêu thụ sản phẩm; Cách thức khởi sự kinh doanh gắn với xây dựng thương hiệu sản phẩm, gắn với nghiệp vụ tiêu chuẩn hóa cơ sở, gắn với truy xuất nguồn gốc sản phẩm hàng hóa…

Ông Nguyễn Phước Nhân – Phó Trưởng phòng phụ trách Phòng Quản lý công nghệ và Đổi mới sáng tạo, Sở KH&CN chia sẻ tại lớp Tập huấn

Ông Lê Quang Trực – Giảng viên Trường Đại học Kinh tế, Đại học Huế trình bày Chuyên đề Khởi sự kinh doanh tại lớp Tập huấn

Có thể thấy, tiềm năng của sản phẩm vùng đồng bào, những lợi thế phát triển kinh tế- xã hội vùng dân tộc thiểu số và miền núi là rất lớn, song cơ hội phát triển, tiếp cận thị trường tiêu thụ các sản phẩm của đồng bào dân tộc thiểu số lại đang gặp rất nhiều khó khăn, thách thức. Để giải quyết vấn đề trên, cần sự chung tay, định hướng của chính quyền trong việc khuyến khích, hướng dẫn người đồng bào dân tộc thiểu số chủ động tổ chức lao động sản xuất, khởi nghiệp, tạo ra thu nhập và vươn lên làm giàu sẽ là giải pháp giảm tối ưu và hiệu quả nhất. Song với đó, chính quyền huyện, xã cần quan tâm và hỗ trợ tối đa hơn nữa để người dân vươn lên thoát nghèo, để các sản phẩm của đồng bào dân tộc thiểu số hòa nhập chung vào dòng chảy khởi nghiệp quốc gia và vươn xa ra thị trường.

 

 

Kiều Oanh
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
TP HCM Startup sử dụng năng lượng xanh có lợi thế khi xuất khẩu vào các thị trường lớn với yêu cầu trách nhiệm cộng đồng bên cạnh chất lượng, giá cả, theo lãnh đạo VCCI.  
Chương trình kế hoạch liên kết hợp tác
Với chủ đề "Đổi mới sáng tạo - Phát triển bền vững", sự kiện Kết nối công nghệ và Đổi mới sáng tạo Việt Nam (Techconnect and Innovation Vietnam 2023) là cầu nối thúc đẩy hợp tác đầu tư, nghiên cứu ứng dụng, phát triển công...
Câu chuyện khởi nghiệp thành công