Thừa Thiên Huế: đạt danh hiệu “ Địa phương tiêu biểu xây dựng hệ sinh thái khởi nghiệp năm 2021”
Ngày cập nhật 17/02/2022

Năm 2021, mặc dù vừa chịu tác động của  dịch bệnh vừa phải phát triển kinh tế, song tỉnh Thừa Thiên Huế vẫn duy trì tốt Hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, nhiều doanh nghiệp đã hình thành, phát triển và vươn ra thị trường Quốc tế. Đây được xem là điểm sáng để có thể kỳ vọng vào năm 2022, một năm mới đầy bứt phá và thành công hơn.

 

Ông Phạm Tấn Công – Chủ tịch VCCI và Ông Nguyễn Đức Hiển – Phó Trưởng ban Kinh tế Trung ương trao danh hiệu cho 03 Địa phương tiêu biểu xây dựng hệ sinh thái khởi nghiệp năm 2021

Có thể thấy rằng,  năm  2021 hoạt động hỗ trợ hệ sinh thái Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo luôn được tỉnh Thừa Thiên Huế quan tâm đầu tư và dần đi vào thực chất, nhiều kết quả  nghiên cứu khoa học đã được thương mại hóa, giải quyết được những vấn đề cấp bách của cuộc sống, phục vụ cho sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh nhà. Với sự nỗ lực đó, tỉnh Thừa Thiên Huế vinh dự là một trong 03 địa phương trên toàn quốc được Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI)  trao tặng danh hiệu  Địa phương tiêu biểu xây dựng hệ sinh thái khởi nghiệp năm 2021.

Nhằm thúc đẩy hoạt động Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo ngày càng đi vào chiều sâu, tỉnh Thừa Thiên Huế đã phê duyệt Đề án Cố Đô khởi nghiệp giai đoạn 2021-2025, định hướng đến 2030 nhằm hoàn thiện hệ sinh thái Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, tạo lập môi trường thuận lợi cho hoạt động Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo trên địa bàn tỉnh, đồng thời ban hành các chính sách cụ thể để hỗ trợ cho doanh nghiệp Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo hoạt động hiệu quả, trong đó có chính sách hỗ trợ nhiệm vụ KH&CN để hiện thực hóa ý tưởng khởi nghiệp, chính sách hỗ trợ đổi mới công nghệ, chuyển giao công nghệ và phát triển tài sản trí tuệ…

Trong năm 2021, Sở Khoa học và Công nghệ (KH&CN) đã tập trung điều phối hoạt động của hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo (KN ĐMST), hỗ trợ nhận diện thương hiệu cho các doanh nghiệp khởi nghiệp, hỗ trợ 04 dự án KHCN cho các ý tưởng đạt giải cao trong các cuộc thi KN ĐMST của tỉnh trong những về năm trước... nhiều dự án đã vươn ra thị trường như Sen Huế của Công ty Hữu Cơ Huế Việt, Gia vị Bún Bò đã xuất khẩu hơn 10 nước và được công nhận đạt chuẩn OCOP 5 sao…

Mặc dù chịu tác động của dịch bệnh Covid-19, song hệ sinh thái KNĐMST vẫn luôn được duy trì. Với mục tiêu khuyến khích, nâng cao tinh thần khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, UBND tỉnh đã tổ chức nhiều cuộc thi nhằm tìm kiếm, chọn lọc và tôn vinh các ý tưởng, dự án KNĐMST tiềm năng, điển hình như các cuộc thi:  Khởi Nghiệp đổi mới sáng tạo, Giải thưởng Cố đô về KHCN, Phụ nữ Khởi nghiệp, Hội thi sáng tạo kỹ thuật tỉnh Thừa Thiên Huế… những cuộc thi này tạo sự lan tỏa và chuyển biến mạnh mẽ trong toàn thể hệ sinh thái KNĐMST của tỉnh nhà. Bên cạnh đó, các tổ chức chính trị xã hội như đoàn thành niên, hội phụ nữ đã làm rất tốt công tác vận động thanh niên nông thôn khởi nghiệp, các tổ chức tư vấn, trung tâm khởi nghiệp đã ươm tạo, tập huấn kỹ năng xây dựng mô hình kinh doanh hiệu quả.

Nhiều hoạt động truyền thông, quảng bá thương hiệu, tăng cường kết nối doanh nghiệp với các kết quả nghiên cứu khoa học được đẩy mạnh. Các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về KH&CN, nhiều biện pháp và giải pháp lớn của cấp ủy, chính quyền địa phương trong việc nghiên cứu và ứng dụng KH&CN đã được phổ biến rộng rãi đến toàn thể các cá nhân, tổ chức, nhà khoa học đam mê KNĐMST. Qua đó, tạo ra một kênh thông tin để các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp, nhà khoa học kết nối, trao đổi các kết quả nghiên cứu, ứng dụng ứng dụng những thành tựu KH&CN trong nước và quốc tế để đổi mới sáng tạo, góp phần thực hiện các nhiệm vụ kinh tế-xã hội của địa phương.

Với phương châm Doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo là con đường để đưa ứng dụng công nghệ mới, phương thức sản xuất kinh doanh mới vào thực tiễn. Năm 2022, Sở KH&CN sẽ phối hợp với các ngành, các địa phương triển khai đồng bộ các giải pháp hỗ trợ cho cộng đồng khởi sự kinh doanh và KN ĐMST trên toàn tỉnh, nhằm phát huy tinh thần đổi mới sáng tạo, khai thác được tiềm năng trí tuệ của vùng đất cố đô để khởi nghiệp thành công. Ngoài những đề án, chiến lược, quy hoạch và kế hoạch thúc đẩy các lĩnh vực kinh tế xã hội tiềm năng, thúc đẩy các hoạt động đầu tư, xây dựng cơ chế chính sách tạo môi trường cho cộng đồng doanh nghiệp khởi nghiệp, Sở KH&CN sẽ tham mưu lãnh đạo tỉnh có những quyết sách hỗ trợ cho các doanh nghiệp ứng dụng tiến bộ KHCN để biến những ý tưởng khởi nghiệp đi vào thực chất, trong đó sẽ hỗ trợ các ý tưởng khởi nghiệp đạt giải cao thực hiện các dự án KHCN, đồng thời xem xét hỗ trợ cho các doanh nghiệp khởi nghiệp có nhu cầu trong các hoạt động bảo hộ quyền SHTT, đổi mới công nghệ, chuyển giao công nghệ cải tiến quy trình sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm,… theo quy định tại Nghị Quyết số 21 và Nghị quyết số 22 của HĐND tỉnh cũng như nhiều chính sách mới nhằm từng bước hỗ trợ đưa sản phẩm khởi nghiệp đứng vững trên thị trường, TS. Hồ Thắng -  Giám đốc Sở KH&CN chia sẻ.

Ngọc Uyên
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
TP HCM Startup sử dụng năng lượng xanh có lợi thế khi xuất khẩu vào các thị trường lớn với yêu cầu trách nhiệm cộng đồng bên cạnh chất lượng, giá cả, theo lãnh đạo VCCI.  
Chương trình kế hoạch liên kết hợp tác
Với chủ đề "Đổi mới sáng tạo - Phát triển bền vững", sự kiện Kết nối công nghệ và Đổi mới sáng tạo Việt Nam (Techconnect and Innovation Vietnam 2023) là cầu nối thúc đẩy hợp tác đầu tư, nghiên cứu ứng dụng, phát triển công...
Câu chuyện khởi nghiệp thành công
Liên kết website dạng danh sách