Thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp, sáng tạo ở học sinh, sinh viên
Ngày cập nhật 28/06/2021

Cuộc thi Startup Kite 2021 có chủ đề “Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo thời đại 4.0”; hướng đến các ý tưởng, dự án có ứng dụng khoa học công nghệ, nhất là công nghệ số, trong lĩnh vực chăm sóc, hỗ trợ người cao tuổi, người khuyết tật trong bối cảnh dịch COVID-19.

Khởi động cuộc thi Startup Kite 2021

Sáng 18/6, tại Hà Nội, Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp, Bộ LĐTB&XH phối hợp với Quỹ Dân số Liên Hợp Quốc (UNFPA) tổ chức Lễ phát động Cuộc thi “Ý tưởng khởi nghiệp học sinh, sinh viên giáo dục nghề nghiệp” năm 2021 - Startup Kite từ nguồn tài trợ của Chính phủ Nhật Bản.

Theo Thứ trưởng Bộ LĐTB&XH Lê Tấn Dũng, để thúc đẩy và khuyến khích phong trào khởi nghiệp ngay từ trong nhà trường, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1665/QĐ-TTg phê duyệt Đề án “Hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp đến năm 2025”. Thực hiện Quyết định của Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ LĐTB&XH cũng đã phê duyệt Kế hoạch triển khai Đề án “Hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp đến năm 2025” nhằm thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp, tinh thần chủ động tìm và tự tạo việc làm của học sinh, sinh viên giáo dục nghề nghiệp sau khi tốt nghiệp.

Đây chính là động lực quan trọng để thúc đẩy các cơ sở giáo dục nghề nghiệp liên tục đổi mới, nâng cao chất lượng, có biện pháp, giải pháp, tạo môi trường thuận lợi để khơi dậy tinh thần khởi nghiệp, sáng tạo trong học sinh, sinh viên.

“Cuộc thi “Ý tưởng khởi nghiệp học sinh, sinh viên giáo dục nghề nghiệp” năm 2021 là hành động "nói đi đôi với làm" để thực hiện thành công Đề án “Hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp đến năm 2025” của Thủ tướng Chính phủ”, Thứ trưởng Lê Tấn Dũng khẳng định.

Ông Lê Tấn Dũng cho rằng, cuộc thi sẽ thúc đẩy các bạn trẻ tin tưởng lựa chọn giáo dục nghề nghiệp, đáp ứng yêu cầu nguồn nhân lực có kỹ năng nghề cao, có khả năng thích ứng với sự thay đổi của khoa học công nghệm và của thị trường lao động.

Cũng tại Lễ phát động, ông Okabe, Phó Đại sứ Nhật Bản tại Việt Nam nhận định: “Để thực hiện “xã hội bao trùm”, chú trọng đến những người dễ bị tổn thương, thế hệ trẻ trong thời đại công nghệ số sẽ đóng vai trò quan trọng. Chính phủ Việt Nam vẫn thường xuyên nhấn mạnh chuyển đổi số có thể là động lực thay đổi xã hội. Trong đó, cuộc sống của người cao tuổi và người khuyết tật sẽ tốt hơn. Vì vậy, tôi tin rằng cuộc thi này sẽ là cơ hội cho thế hệ trẻ và thế hệ cao tuổi có thể cùng hợp tác trên nhiều lĩnh vực".

Cuộc thi sẽ là cầu nối giúp đỡ người trẻ chuẩn bị cho tuổi già, thúc đẩy liên kết giữa các thế hệ trong quá trình chuyển đổi số nhằm bảo đảm toàn xã hội tham gia vào công cuộc tiến tới già hóa một cách khỏe mạnh và năng động.

Startup Kite 2021 có chủ đề “Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo thời đại 4.0”; hướng đến các ý tưởng, dự án có ứng dụng khoa học công nghệ, nhất là công nghệ số trong lĩnh vực chăm sóc, hỗ trợ người cao tuổi, người khuyết tật trong bối cảnh dịch COVID-19. Cuộc thi được tổ chức từ tháng 5 đến tháng 11 năm 2021.

Startup Kite năm nay gồm 5 nhóm tiêu chí, đó là: Tính mới, sáng tạo; tính khả thi và cạnh tranh; tính chuyên môn, ứng dụng khoa học công nghệ và kỹ thuật, đặc biệt trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19; thể thức trình bày, hình thức thuyết trình, phản biện và cuối cùng là tính hiệu quả kinh tế - xã hội và ứng dụng thực tế.

Lễ trao giải Startup Kite 2021 sẽ được tổ chức trong khuôn khổ Ngày hội khởi nghiệp quốc gia học sinh, sinh viên giáo dục nghề nghiệp vào tháng 11/2021 tại miền Trung.

Startup Kite 2021 bao gồm 3 vòng thi: Vòng sơ tuyển, bán kết và vòng chung kết.

Vòng sơ tuyển diễn ra dưới hình thức thi viết, lập ý tưởng, dự án tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên toàn quốc từ tháng 5 đến hết ngày 31/8/2021 với hình thức online hoặc offline.

Vòng bán kết diễn ra dưới hình thức thi thuyết trình và phản biện từ tháng 9 đến tháng 10/2021 tại Hà Nội, thí sinh có thể đăng ký hình thức thi online hoặc offline.

Tại vòng chung kết, thí sinh sẽ thi kêu gọi vốn đầu tư ảo (thuyết trình và thương thuyết với các nhà đầu tư) và xử lý tình huống vào tháng 11/2021 với hình thức offline. Đặc biệt, các thí sinh/ đội thí sinh được vào vòng chung kết sẽ được tổ chức tập huấn, bồi dưỡng các kiến thức, kỹ năng cơ bản về khởi nghiệp và hướng dẫn hoàn thiện ý tưởng/ dự án để thi chung kết.

 

NT (Nguồn: baochinhphu.vn)
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
TP HCM Startup sử dụng năng lượng xanh có lợi thế khi xuất khẩu vào các thị trường lớn với yêu cầu trách nhiệm cộng đồng bên cạnh chất lượng, giá cả, theo lãnh đạo VCCI.  
Chương trình kế hoạch liên kết hợp tác
Với chủ đề "Đổi mới sáng tạo - Phát triển bền vững", sự kiện Kết nối công nghệ và Đổi mới sáng tạo Việt Nam (Techconnect and Innovation Vietnam 2023) là cầu nối thúc đẩy hợp tác đầu tư, nghiên cứu ứng dụng, phát triển công...
Câu chuyện khởi nghiệp thành công